Sơ lược giới thiệu về chùa Phật Tích – Bắc Ninh

Chùa Phật Tích

[​IMG]

Tượng đức Phật bằng đá lớn nhất Việt Nam

Địa Điểm: Chùa tọa lạc ở thôn , xã , huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Trụ trì: Đại Đức Thích Đức Thiên

Ngày lễ chính: Mùng 4 tết âm lịch hàng năm.

còn có tên gọi khác là Chùa Vạn Phúc, là một ngôi chùa nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích. Chùa giữ vai trò quan trọng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, là nơi có dấu ấn đầu tiên của Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào nước ta. Phật Tích cũng là trụ sở đầu tiên của phái Lâm Tế tại Việt Nam.

Lịch sử: Tương truyền chùa được khởi dựng vào năm Thái Bình thứ 4 (1057) với nhiều tòa ngang dãy dọc. Chùa được xây dựng vào thời nhà Lý. Ngôi chùa vào thời Lý hiện nay không còn nữa.

[​IMG]

Năm 1066, vua Lý Thánh Tông lại cho xây dựng một cây tháp cao. Sau khi tháp đổ mới lộ ra ở trong đó bức tượng Phật A-di-đà bằng đá xanh nguyên khối được dát ngoài bằng vàng. Để ghi nhận sự xuất hiện kỳ diệu của bức tượng này, xóm Hỏa Kê (gà lửa) cạnh chùa đổi tên thành thôn Phật Tích.

[​IMG]

Tượng đá chùa Phật Tích

Văn bia Vạn Phúc Đại Thiền Tự Bi năm Chính Hòa thứ bảy (1686) ca ngợi vẻ đẹp của cảnh chùa: “Đoái trông danh thắng đất Tiên Du, danh sơn Phật Tích, ứng thế ở Càn phương (hướng Nam) có núi Phượng Lĩnh bao bọc, phía tả Thanh Long nước chảy vòng quanh. Phía hữu Bạch Hổ núi ôm, trên đỉnh nhà khai bàn đá…”

[​IMG]

Bia đá chùa

Năm 1071, vua Lý Thánh Tông đi du ngoạn khắp vùng Phật Tích và viết chữ “Phật” dài tới 5 m, sai khắc vào đá đặt trên sườn núi. Bà Nguyên phi Ỷ Lan có đóng góp quan trọng trong buổi đầu xây dựng chùa Phật Tích.

[​IMG]

Một góc chùa

Thời bấy giờ vua Trần Nhân Tông đã cho xây tại chùa một thư viện lớn và cung Bảo Hoa. Vua Trần Nghệ Tông đã lấy Phật Tích làm nơi tổ chức cuộc thi Thái học sinh (thi Tiến sỹ).

[​IMG]

Vào thời nhà Lê, năm Chính Hòa thứ bảy đời vua Lê Hy Tông, năm 1686, chùa được xây dựng lại với quy mô rất lớn, có giá trị nghệ thuật cao và đổi tên là Vạn Phúc tự. Người có công trong việc xây dựng này là Bà Chúa Trần Ngọc Am – đệ nhất cung tần của Chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng.

[​IMG]

Vẻ huy hoàng và sự thịnh vượng của chùa Phật Tích cũng chỉ tồn tại sau đó được gần 300 năm. Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ và chùa bị tàn phá nhiều. Chùa đã bị quân đội Pháp đốt cháy hoàn toàn vào năm 1947.

[​IMG]

Linh vật 2 bên tam quan chùa

Khi hòa bình lập lại (1954) đến nay, chùa Phật Tích được khôi phục dần. Năm 1959, Bộ Văn hóa cho tái tạo lại 3 gian chùa nhỏ làm nơi đặt pho tượng A-di-đà bằng đá quý giá.

Kiến trúc: Chùa được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”, sân chùa là cả một vườn hoa mẫu đơn rực rỡ. Bên phải chùa là Miếu thờ Đức chúa tức bà Trần Thị Ngọc Am là đệ nhất cung tần của chúa Trịnh Tráng tu ở chùa này, có câu đối “Đệ nhất cung thần quy Phật địa. Thập tam đình vũ thứ tiên hương”. Bà chẳng những có công lớn trùng tu chùa mà còn bỏ tiền cùng dân 13 thôn dựng đình. Bên trái chùa chính là nhà tổ đệ nhất thờ Chuyết chuyết Lý Thiên Tộ. Ông mất tại đây năm 1644 thọ 55 tuổi, hiện nay chùa còn giữ được pho tượng của Chuyết công đã kết hỏa lúc đang ngồi thiền.

[​IMG]

Tượng thờ Chuyết chuyết Lý Thiên Tộ

Hiện nay chùa Phật Tích có 7 gian tiền đường để dùng vào việc đón tiếp khách, 5 gian bảo thờ Phật, đức A di đà cùng các vị Tam thế Phật, 8 gian nhà tổ và 7 gian nhà thờ thánh Mẫu.

[​IMG]

Ngôi chùa có kiến trúc của thời Lý, thể hiện qua ba bậc nền bạt vào sườn núi. Các nền hình chữ nhật dài khoảng 60 m, rộng khoảng 33 m, mặt ngoài bố trí các tảng đá hình khối hộp chữ nhật.

[​IMG]

Sau sân nền có 32 tháp xây bằng gạch và đá là nơi cất giữ xá lị của các nhà sư từng trụ trì ở đây, phần lớn được dựng vào thế kỷ 17.

[​IMG]

Nhiều tác phẩm điêu khắc thời nhà Lý còn được giữ tại chùa cho đến nay. Ngay ở bậc thềm thứ hai, có 10 tượng thú bằng đá cao 10 m, gồm sư tử, voi, tê giác, trâu, ngựa, mỗi loại hai con, nằm trên bệ hoa sen tạc liền bằng những khối đá lớn.

[​IMG]

Điểm đặc trưng của chùa là pho tượng Phật bằng đá xanh ngồi thiền định trên tòa sen, cao 1,85 m. Trên bệ và trong những cánh sen, có những hình rồng và hoa lá đặc trưng cho thời Lý. Ở chùa còn có những di vật thời Lý khác như đá ốp tường, đấu kê,…trên đó chạm khắc các hình Kim Cương, Hộ Pháp, các nhạc công, vũ nữ v.v…

[​IMG]

Hàng năm vào ngày 4 tết Nguyên Đán, nhân dân Phật Tích thường mở hội truyền thống để tưởng nhớ công lao các vị tiền bối đã khai sinh và tu tạo chùa. Trong những ngày xuân tưng bừng ấy, khách thập phương về đây lễ Phật, hái hoa mẫu đơn, thưởng ngoạn cảnh đẹp vùng Kinh Bắc hoặc tham dự các trò chơi ngày hội như đấu vật, chơi cờ, đánh đu, hát quan họ…

[​IMG]

Lễ hội đầu năm chùa Phật Tích

Chùa Phật tích cũng là nơi được cho là địa điểm mà Từ Thức gặp tiên nữ Giáng Hương trong một dịp đầu xuân khi mọi người nô nức xem hoa mẫu đơn.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>